Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM sau hơn 1 tháng khởi công

Sau hơn một tháng khởi công Vành đai 3 đoạn qua TPHCM, trên công trường gói thầu XL03 (TP Thủ Đức), các loại máy móc, vật liệu xây dựng… đã được tập kết phục vụ công tác thi công.

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM (đoạn qua TPHCM) sẽ được khởi công vào sáng 18/6 tới đây. Địa điểm khởi công dự án tại phường Long Bình, TP Thủ Đức (thuộc gói thầu xây lắp số 3).
Dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM dài 76 km, đi qua 4 địa phương gồm TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An với tổng mức đầu tư gần 75.400 tỉ đồng, là công trình giao thông lớn nhất phía Nam. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Vành đai 3 có điểm đầu tại nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai); điểm cuối tại nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Đoạn Vành đai 3 qua TPHCM dài hơn 47 km với tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng (chi phí xây dựng hơn 22.400 tỷ đồng và hơn 18.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng).
Vành đai 3 đoạn qua TPHCM dài hơn 47 km. Trong đó, đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài gần 15 km, tính từ điểm giáp với nút cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và kết thúc tại nút giao Tân Vạn. Đoạn qua huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh dài tổng cộng 32 km với điểm đầu là nơi tiếp giáp cầu Bình Gởi và điểm cuối là hết cầu Thầy Thuốc.
Khu vực công trường thi công gói thầu XL03 (từ Km17+500 đến Km20+550) trên địa phận TP Thủ Đức, thuộc Dự án thành phần 1 Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TPHCM. Gói thầu này có giá dự toán phê duyệt hơn 2.071 tỉ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TPHCM được khởi công vào ngày 18.6 vừa qua tại phường Long Bình, TP Thủ Đức. Trong ảnh là khu vực công trường thi công gói thầu XL03 (từ Km17+500 đến Km20+550) thuộc địa phận TP Thủ Đức.
Theo ghi nhận của Lao Động, sau hơn 1 tháng khởi công, hiện tại máy móc, phương tiện đã được tập trung tại đây để triển khai dự án.
Theo ghi nhận của Lao Động, sau hơn 1 tháng khởi công, hiện các loại máy móc, vật liệu xây dựng… đã được tập kết phục vụ công tác thi công.
Trong công trường, máy móc, công nhân đang tiến hành công tác san ủi mặt bằng.
Trong công trường, máy móc, công nhân đang tiến hành công tác san ủi mặt bằng.
 Các lán trại cũng đang được dựng lên để làm nơi ở cho công nhân trong quá trình thi công dự án.
Các lán trại cũng đang được dựng lên để làm nơi ở cho công nhân trong quá trình thi công dự án.
Theo Ban Chỉ huy Dự án thành phần 2 – dự án đầu tư xây dựng Vành đai 3 TPHCM, tính đến giữa tháng 7.2023, diện tích đã bàn giao mặt bằng làm Vành đai 3 đạt ti lệ 91,9%. Trong đó, huyện Hóc Môn đã hoàn thành 100%.
Theo Ban Chỉ huy Dự án thành phần 2 – Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 3 TPHCM, tính đến 17h ngày 1.8, diện tích đã bàn giao mặt bằng làm Vành đai 3 đạt tỉ lệ 92%. Trong đó, huyện Hóc Môn đã hoàn thành 100%.
 Các huyện Củ Chi, Bình Chánh và TP Thủ Đức đã bàn giao mặt bằng lần lượt là 97,61%, 94,59% và 76,15%. Dự kiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án sẽ hoàn thành trước trước ngày 31.12.2023.
Các huyện Củ Chi, Bình Chánh và TP Thủ Đức đã bàn giao mặt bằng lần lượt là 97,61%, 94,59% và 76,15%. Dự kiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án sẽ hoàn thành trước trước ngày 31.12.2023.
ác
Vành đai 3 đoạn qua TPHCM có tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỉ đồng (chi phí xây dựng hơn 22.400 tỉ đồng và hơn 18.000 tỉ đồng cho giải phóng mặt bằng).
Dọc Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức đã xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản của những “ông lớn”, từ trước khi trục đường này chính thức khởi công.
Dọc Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức đã xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản của những “ông lớn”, từ trước khi trục đường này chính thức khởi công.
Vành đai 3 có điểm đầu tại nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai); điểm cuối tại nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Khi hoàn thành, vành đai này cùng cao tốc Bến Lức sẽ tạo trục giao thông bao quanh khu vực TP HCM, hạn chế xe phải chạy xuyên tâm qua nội đô. Toàn tuyến dự kiến hoàn thành năm 2026, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics... Công trình được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển Vùng trọng điểm phía Nam.
Toàn tuyến dự kiến hoàn thành năm 2026, kỳ vọng sẽ tạo trục giao thông bao quanh khu vực TPHCM, hạn chế xe phải chạy xuyên tâm qua nội đô. Đồng thời, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics… Công trình được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển Vùng trọng điểm phía Nam.
Nguồn Laodong.vn

Bài viết cùng chủ đề: